Hotline: 0327 66 55 88

Lợi ích của việc sử dụng phân bón qua lá

Dù có những hạn chế trong việc cung cấp dinh dưỡng phân bón lá, phương pháp này vẫn mang lại những ưu điểm và lợi ích nhất định. Năng suất cây trồng có thể tăng tới 12-25% nếu cung cấp dinh dưỡng qua lá đúng cách.

159916843_1694292544105924_7756613050419005427_o.jpg

1)    Cung cấp dinh dưỡng qua lá đặc biệt có hiệu quả với đất trồng có dinh dưỡng khoáng hữu dụng thấp

Hầu hết các dinh dưỡng khoáng có thể không hữu dụng với cây trồng ở các loại đất có vấn đề như pH cao hoặc thấp, đất cát nhẹ, đất mặn,… Sử dụng phân bón lá trong các trường hợp này có hiệu quả hơn rất nhiều so với việc cung cấp dinh dưỡng qua rễ. Ví dụ: Trong đất có pH cao và nhiều hữu cơ, thiếu (Mangan) Mn có thể khắc phục bằng cách phun phân bón lá có chứa chất Mn.

 

2)    Dùng phân bón lá để cung cấp kịp thời các dinh dưỡng khoáng kém di động

Sự rối loạn Canxi (Ca) phổ biến ở nhiều loại cây trồng. Do tính di động của Ca trong mạch libe bị giới hạn. Phun phân bón chứa Ca qua lá có thể giúp kiểm soát tình trạng thúi đít trái ở cà chua, ớt chuông, dưa lưới,… hay cháy đầu lá ở xà lách, bắp cải, cát tường,…

Screenshot-2020-11-28-172343.png

Với cây trồng năng suất cao, nuôi nhiều trái, chất lượng trái có thể được cải thiện bằng cách phun dinh dưỡng qua lá, đặc biệt là các chất dinh dưỡng kém di động. Sản lượng cà chua có thể tăng đáng kể bằng cách sử dụng phân bón lá ở giai đoạn ra hoa.

3)    Cung cấp dinh dưỡng qua lá trong điều kiện thiếu nước

Dinh dưỡng khoáng trở nên không hữu dụng cho cây trồng trong điều kiện khô nóng, khi mà độ ẩm đất thấp. Rễ cây cũng kém phát triển và không thể xâm nhập đến các vùng sâu hơn để hấp thu dinh dưỡng. Trong điều kiện này, việc bón dinh dưỡng vào đất ít hiệu quả hơn so với việc phun qua lá.

4)    Cung cấp dinh dưỡng qua lá có hiệu quả cao đối với cây ăn trái

Ở cây ăn trái, hệ thống rễ ăn sâu và phân bón trên mặt đất có thể không tới được vùng rễ hữu hiệu dẫn đến thất thoát dinh dưỡng, đặc biệt là phân đạm. Trong trường hợp này, sử dụng phân bón lá chứa các dinh dưỡng khoáng di động giúp cung cấp dinh dưỡng hiệu quả hơn, làm tăng năng suất và chất lượng trái.

e28eef6b6ed29d8cc4c3.jpg

5)    Rễ giảm hoạt động ở giai đoạn sinh sản

Rễ giảm hấp thu khoáng chất khi bắt đầu giai đoạn sinh sản do sự cạnh tranh dinh dưỡng carbohydrate giữa rễ và bông. Phun dinh dưỡng qua lá có thể bù đắp cho sự thiếu hụt tạm thời này.

Nguồn: Sưu tầm

Bài viết liên quan
Những lưu ý khi chăm sóc sầu riêng mùa khô mà nhà nông cần biết

Những lưu ý khi chăm sóc sầu riêng mùa khô mà nhà nông cần biết

Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây sầu riêng. Việc chăm sóc sầu riêng vào mùa khô có những điểm khác với việc chăm sóc sầu riêng vào mùa mưa.

Xem chi tiết
Chất lượng nước dùng trong nông nghiệp

Chất lượng nước dùng trong nông nghiệp

Chất lượng nước kém có thể là nguyên nhân dẫn đến cây trồng chậm phát triển, còi cọc, thiếu sức sống, và trong một số trường hợp có thể làm cây chết dần. Hàm lượng muối hòa tan trong nước cao có thể trực tiếp làm tổn thương rễ, cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng. Muối có thể tích tụ ở viền lá cây, gây cháy lá. Nước có độ kiềm cao có thể ảnh hưởng xấu đến độ pH của chất trồng, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng và gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trồng.

Xem chi tiết
Kiểm tra đất : khi nào, tại sao và bằng cách nào?

Kiểm tra đất : khi nào, tại sao và bằng cách nào?

Mặc dù kiểm tra đất cho canh tác vụ mùa tiếp theo làm một thực hành quản lý đất tốt nhất song để làm điều này, cách thức tiến hành đã thay đổi. Với hệ thống định vị toàn cầu (GPS), nông dân có thể thông minh hơn trong việc tiên hành kiểm tra đất.

Xem chi tiết
Chu trình lân trong đất và tầm quan trọng

Chu trình lân trong đất và tầm quan trọng

Sự thiếu hụt dinh dưỡng lân làm giảm năng suất cây trồng trên 30–40%. Đồng thời, chỉ có 15-20% lân trong phân bón được cây trồng hấp thu. Vì vậy, phân lân thường được sử dụng quá mức để đảm bảo nhu cầu của cây trồng. Cùng tìm hiểu chu trình chuyển hóa và thất thoát của lân dễ tiêu để tối đa lân cho cây trồng, nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí.

Xem chi tiết
Có nên bón đạm khi cây trồng bị bệnh?

Có nên bón đạm khi cây trồng bị bệnh?

Đạm là một trong những nguyên tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây trồng. Trong suốt vòng đời, cây trồng thường tiếp xúc với nhiều loại mầm bệnh từ đất hoặc không khí. Khi cây trồng bị bệnh, người nông dân thường hạn chế bón đạm để ức chế mầm bệnh tuy nhiên lại giảm năng suất đáng kể. Vậy đạm có thực sự làm mầm bệnh ngày càng nghiêm trọng? Có nên hạn chế bón đạm khi cây trồng bị bệnh?

Xem chi tiết
0327 66 55 88 0327 66 55 88