Hotline: 0327 66 55 88

Những lưu ý khi chăm sóc sầu riêng mùa khô mà nhà nông cần biết

Mục lục bài viết

    1) Tưới nước cho sầu riêng mùa khô

    Vào mùa khô, bà con cần đảm bảo tưới đủ nước cho cây phát triển. Bà con không cần tưới quá nhiều, chỉ cần tưới đủ để cây duy trì độ ẩm. Một số lưu ý khi tưới nước cho sầu riêng vào mùa khô:

    • Xác định lượng nước cần thiết: Với cây sầu riêng tơ – non thì cần khoảng 60 lít/ lần tưới. Còn với cây trưởng thành lượng nước tưới sẽ nhiều hơn 70-80 lít/ lần tưới
    • Tưới ở gốc cây: Tưới thẳng vào gốc cây để đảm bảo nước thẩm thấu đến hệ rễ của cây. Tưới nhẹ nhàng và dừng khi đất đạt đủ độ ẩm, không tưới quá nhiều để tránh gây ngập úng và gây hại cho hệ rễ.
    • Chu kỳ tưới: Bà con nên tưới nước theo chu kì 2-3 ngày/ lần tưới
    • Đảm bảo chất lượng nước: Nước tưới phải đảm bảo không bị nhiễm phèn hay nhiễm mặn tránh ảnh hưởng đến chất lượng trái.
    • Thời gian tưới nước: Nên tưới vào buổi sáng (trước 10 giờ sáng), buổi chiều (từ 4 giờ – 6 giờ), tránh buổi trưa nắng gắt sẽ càng làm cho cây bị sốc nhiệt. 

     

    Hình ảnh: Hệ thống tưới nước cho sầu riêng mùa khô

    2) Che phủ, giữ ẩm cho cây sầu riêng mùa khô

    Vào mùa khô, đất dễ bốc hơi nước. Điều này làm ảnh hưởng rễ tơ của cây sầu riêng.

    Bà con nên tiến hành che phủ, giữ ẩm bằng các loại vật liệu như rơm rạ, cành cây khô, thân ngô, thân chuối… để hạn chế bốc hơi nước, giữ ẩm cho đất mặt và không bị rửa trôi khi tưới nước.

    Ngoài ra bà con có thể trồng các cây họ đậu che phủ đất mặt.

    Che-phu-giu-am-cho-sau-rieng-sau-khi-trong.png

    Hình ảnh: Che phủ, giữ ẩm cho sầu riêng

    3) Bổ sung dinh dưỡng cho sầu riêng mùa khô

    Vào mùa khô, độ pH trong đất ít bị giảm hơn mùa mưa nên bà con không cần tưới tinh vôi mà chỉ cần tưới dưỡng rễ.

    Bà con nên bổ sung thêm phân trung vi lượng, phân hữu cơ. Ngoài việc, cung cấp dinh dưỡng cho cây sầu riêng, còn giúp cải thiện cấu trúc đất và tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật có lợi sinh sống, từ đó giúp phòng trừ sâu bệnh tự nhiên.

    Bà con không nên sử dụng thuốc kích rễ vào mùa khô vì dễ gây cháy rễ

    4) Phòng trừ sâu bệnh gây hại cho sầu riêng mùa khô

    Vào mùa khô, các loại nấm bệnh ít phát triển hơn mùa mùa. Nhưng các loại sâu hại  hút chích như bọ trĩ, nhện đỏ, rầy xanh,... phát triển khá mạnh.

    Bà con nên sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu gây hại. Ngoài ra, bà con cần chú ý vệ sinh vườn thường xuyên, đảm bảo cung cấp đầy đủ ánh sáng, độ ẩm cho cây. 

    Hình ảnh: Sâu hại sầu riêng vào mùa khô

    5) Phòng trừ hiện tượng cháy lá trên sầu riêng vào mùa khô

    a) Nguyên nhân gây hiện tượng cháy lá

    • Nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng cây bị sốc nhiệt.
    • Cây thiếu AMINO, cơi lá không xanh dày, lá mỏng không chịu được tia UV cao.
    • Dùng thuốc trừ sâu quá nóng.
    • Tưới không đủ nước.
    • Bón phân quá nhiều, lượng đạm dư thừa, gây cháy rễ non dẫn đến cháy lá.
    • Các tuyến trùng, sâu bệnh gây hại cho rễ.

    b) Biện pháp khắc phục

    • Bổ sung AMINO cho cây.
    • Tưới đủ nước cho cây, không để cây bị mất nước.
    • Che nắng, giữ ẩm cho cây.
    • Bón phân đủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không bón quá nhiều.

    Hình ảnh: Hiện tượng cháy lá sầu riêng

    Bài viết liên quan
    Chất lượng nước dùng trong nông nghiệp

    Chất lượng nước dùng trong nông nghiệp

    Chất lượng nước kém có thể là nguyên nhân dẫn đến cây trồng chậm phát triển, còi cọc, thiếu sức sống, và trong một số trường hợp có thể làm cây chết dần. Hàm lượng muối hòa tan trong nước cao có thể trực tiếp làm tổn thương rễ, cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng. Muối có thể tích tụ ở viền lá cây, gây cháy lá. Nước có độ kiềm cao có thể ảnh hưởng xấu đến độ pH của chất trồng, cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng và gây ra sự thiếu hụt dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trồng.

    Xem chi tiết
    Kiểm tra đất : khi nào, tại sao và bằng cách nào?

    Kiểm tra đất : khi nào, tại sao và bằng cách nào?

    Mặc dù kiểm tra đất cho canh tác vụ mùa tiếp theo làm một thực hành quản lý đất tốt nhất song để làm điều này, cách thức tiến hành đã thay đổi. Với hệ thống định vị toàn cầu (GPS), nông dân có thể thông minh hơn trong việc tiên hành kiểm tra đất.

    Xem chi tiết
    Chu trình lân trong đất và tầm quan trọng

    Chu trình lân trong đất và tầm quan trọng

    Sự thiếu hụt dinh dưỡng lân làm giảm năng suất cây trồng trên 30–40%. Đồng thời, chỉ có 15-20% lân trong phân bón được cây trồng hấp thu. Vì vậy, phân lân thường được sử dụng quá mức để đảm bảo nhu cầu của cây trồng. Cùng tìm hiểu chu trình chuyển hóa và thất thoát của lân dễ tiêu để tối đa lân cho cây trồng, nâng cao năng suất và tiết kiệm chi phí.

    Xem chi tiết
    Có nên bón đạm khi cây trồng bị bệnh?

    Có nên bón đạm khi cây trồng bị bệnh?

    Đạm là một trong những nguyên tố quan trọng nhất có ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất của cây trồng. Trong suốt vòng đời, cây trồng thường tiếp xúc với nhiều loại mầm bệnh từ đất hoặc không khí. Khi cây trồng bị bệnh, người nông dân thường hạn chế bón đạm để ức chế mầm bệnh tuy nhiên lại giảm năng suất đáng kể. Vậy đạm có thực sự làm mầm bệnh ngày càng nghiêm trọng? Có nên hạn chế bón đạm khi cây trồng bị bệnh?

    Xem chi tiết
    Lợi ích của việc sử dụng phân bón qua lá

    Lợi ích của việc sử dụng phân bón qua lá

    Dù có những hạn chế trong việc cung cấp dinh dưỡng phân bón lá, phương pháp này vẫn mang lại những ưu điểm và lợi ích nhất định. Năng suất cây trồng có thể tăng tới 12-25% nếu cung cấp dinh dưỡng qua lá đúng cách.

    Xem chi tiết
    0327 66 55 88 0327 66 55 88